Nhân viên Check-in
Giới thiệu
Trong trình thực hiện mục tiêu, mỗi nhân viên cần luôn theo sát các mục tiêu đã đề ra, và định kỳ cần báo cáo và cập nhật tiến độ thực hiện mục tiêu với cấp trên.
Tự đánh giá check-in sẽ giúp nhân viên nhìn nhận lại khoản thời gian vừa qua, rút ra cho bản thân những kinh nghiệm, kiến thức và lên kế hoạch để tiếp tục thực hiện nhằm đạt được mục tiêu.
Đối tượng sử dụng
Tất cả nhân viên trong tổ chức
Hướng dẫn
Các Check-in của bạn
Truy cập vào phân hệ Nhịp điệu -> Check-in -> Của tôi
Tại giao diện này, người dùng có thể thấy được danh sách các kỳ check-in mà mình cần thực hiện trong suốt chu kỳ mục tiêu.
Mỗi check-in sẽ có các trạng thái:
Chưa check-in: là trạng thái đầu tiên của mỗi check-in.
Quá hạn: là trạng thái khi đã quá hạn check-in mà nhân viên chưa gửi check-in cho cấp quản lý.
Lưu nháp: là trạng thái mà nhân viên đã soạn nội dung check-in nhưng đang lưu nháp và chưa gửi cho cấp quản lý.
Đã check-in: là trạng thái khi nhân viên đã gửi check-in cho cấp quản lý, nhưng cấp quản lý chưa xem và đưa ra nhận xét.
Yêu cầu check-in lại: là trạng thái khi cấp quản lý đã xem check-in do nhân viên gửi, nhưng yêu cầu nhân viên check-in lại do nội dung check-in chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác.
Đã đánh giá: là trạng thái khi cấp quản lý đã xem check-in do nhân viên gửi và đưa ra các nhận xét góp ý phù hợp.
Cấu trúc mẫu check-in
Khi đến kỳ check-in, nhân viên cần báo cáo tiến độ thực hiện mục tiêu của mình với cấp quản lý.
Mẫu check-in bao gồm các nội dung:
Tra lời câu hỏi về cảm xúc của bản thân trong quá trình thực hiện mục tiêu
Tiến độ thực hiện mục tiêu là bạn danh sách những mục tiêu OKR, KPI sẽ check-in tại kỳ này.
Ưu tiên quan trọng
Những gì đã đạt được
Những hành động tiếp theo
Các chia sẻ quan trọng
Thảo luận trọng tâm
Lịch trình cuộc họp 1:1s
Khen ngợi
Thực hiện check-in
1. Câu hỏi về cảm xúc của bản thân trong quá trình thực hiện mục tiêu
Nhân viên cần chia sẻ cảm xúc của bản thân trong thời gian thực hiện mục tiêu
2. Cập nhật tiến độ thực hiện mục tiêu
Tại phần này, nhân viên cần lựa chọn các mục tiêu mà mình muốn báo cáo tiến độ trong kỳ check-in này.
Nếu bạn đã thực hiện cập nhật tiến độ của các OKR, KPI mà bạn muốn check-in kỳ này, chọn Đã cập nhật để chọn các mục tiêu mà bạn đã cập nhật tiến độ trước đó.
3. Ưu tiên quan trọng
Trong phần này, nhân viên sẽ cung cấp các thông tin theo cấu trúc:
Đã làm (Lastweek)
Dự định sẽ làm (Upcoming Week)
Các trở ngại (Urgent).
Các bạn tạo nội dung ở mục này như sau:
Những gì đã đạt được
Liệt kê những kết quả, thành tựu đã đạt được kể từ lần check-in trước. Với mỗi thành tựu đạt được có thể ảnh hưởng tích cực đến một hoặc nhiều mục tiêu liên quan.
Những hành động tiếp theo
Liệt kê những hành động dự định thực hiện để hoàn thành các mục tiêu, vượt qua trở ngại, khai phá tiềm năng của bản thân.
Các chia sẻ quan trọng
Chia sẻ về những điều đã học được, cách để vượt qua các thách thức gặp phải và cải tiến liên tục để khai phá tiềm năng của chính mình.
4. Thảo luận trọng tâm
Thảo luận trọng tâm là những nội dung mà nhân viên cần cấp trên hoặc những thành viên khác trong tổ chức tham gia thảo luận thêm để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện mục tiêu.
Một Thảo luận trọng tâm cần có đủ các thông tin:
Những người cần tham gia thảo luận: là danh sách các nhân viên cần tham gia thảo luận để giải quyết vân đề được nêu.
Vấn đề thảo luận: là nội dung tóm tắt về vấn đề cần giải quyết
Mô tả chi tiết: mô tả về nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên, cũng như kết quả cần đạt sau khi thảo luận là gì.
Mục tiêu liên quan: vì mục đích của việc check-in là báo cáo tiến độ các mục tiêu, nên mỗi thảo luận trọng tâm được tạo trong check-in cần liên quan cụ thể đến một trong các mục tiêu mà nhân viên đang muốn báo cáo tiến độ.
5. Lịch trình cuộc họp 1:1s
Mỗi kỳ check-in, chúng tôi luôn khuyến khích tổ chức các cuộc họp check-in giữa cấp nhân viên và cấp quản lý, nhằm tạo cơ hội để tất cả thành viên trong công ty có thể báo cáo tiến độ và trao đổi, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện mục tiêu. Ngoài ra, các cuộc họp này còn là cơ hội để nhân viên trình bày các vướng mắc của mình trong quá trình làm việc tại công ty.
Mặc định cuộc họp 1:1s cho kỳ check-in này sẽ được tạo ra tự động, Quản lý trực tiếp có quyền quyết định cuộc họp này có diễn ra đúng như kế hoạch hay không. Tuy nhiên, nhân viên có thể nhấn mạnh về việc cuộc họp check-in cần phải được diễn ra để cùng thảo luận trực tiếp với Quản lý trực tiếp.
Khi đó, bạn hãy chọn Đề xuất tổ chức cuộc họp 1:1s để nhấn mạnh đề xuất của bạn.
Cuộc họp 1:1s cho kỳ Check-in này sẽ được tạo ra khi nhân viên đã gửi đi Check-in cho Quản lý trực tiếp.
6. Khen ngợi
Trong quá trình thực hiện mục tiêu, chắc chắn mỗi cá nhân đều sẽ nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các thành viên khác trong tổ chức. Việc công nhận sự giúp đỡ của người khác sẽ tạo ra văn hóa tốt cho công ty, cũng như giúp nhân viên có thêm động lực thực hiện mục tiêu.
Last updated